Thế giới đang phải đối mặt với những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt như các đợt lũ lụt, cháy rừng… nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi. Hình ảnh miền Trung nước ta luôn oằn mình trong mưa lũ hàng năm là một minh chứng. Biến đổi khí hậu chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tình trạng này. Báo cáo của Liên hợp quốc mới đây cho thấy biến đổi khí hậu là nguyên nhân của hơn 7.000 thảm họa thiên nhiên trong vòng 20 năm qua.  

Ứng phó với BĐKH bao gồm hai vấn đề tiếp cận: Thích ứng và Giảm nhẹ.

Thích ứng BĐKH

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động của BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi mà mỗi khí hậu mang lại.

Giảm nhẹ BĐKH

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:

  • Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
  • Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió…)
  • Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng)
  • Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus).
                                                    Lũ lụt lớn gây ngập tại Quảng Trị  (ảnh nguồn: kinhtemoitruong)

Tích hợp các yếu tố BĐKH vào quy hoạch phát triển

Tích hợp hoặc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch phát triển và quy hoạch sử dụng đất là bảo đảm đến mức độ tối thiểu các rủi ro liên quan đến khí hậu tại nơi được quy định. Tích hợp BĐKH vào quy hoạch phát triển nhằm đạt được 2 mục đích sau:

 Bảo đảm phát triển mới thích nghi với BĐKH bằng cách:

  • Tránh phát triển mới trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng như mực nước biển dâng, lũ lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn bờ biển, bờ sông
  • Bảo đảm nhà cửa, trụ sở, đường xá cao để tránh lũ
  • Điều chỉnh chuẩn thiết kế và xây dựng tính đến sức gió do bão mạnh hơn
  • Bảo đảm các công trình xây dựng mới không làm cho thực trạng trở nên xấu hơn.

Giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH bằng cách thu carbon và giảm thải khí nhà kính như:

  • Trong quy hoach sử dụng đất tránh làm mất diện tích rừng hiện có và thúc đẩy trồng phục hồi diện tích rừng bị thoái hóa
  • Giảm thiểu khoảng cách đi lại giữa các khu công nghiệp và các đầu mối cung cấp bến, bãi
  • Giữ quỹ đất cho các công trình năng lượng tái sinh trong tương lai như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
  • Giữ quỹ đất chuẩn bị cho sản xuất năng lượng sinh học trong tương lai.