Chuyện kể rằng từ rất lâu rồi những người Việt sinh ra và lớn lên đều không biết ngày tháng, họ cứ sống hết mùa này sang mùa khác nhưng không biết tính năm, tháng và không có điểm dừng kết thúc năm.
Ngày nọ, nhà Vua họp quân thần đề nghị họ đi tìm các vị Thần để làm thế nào tính toán được thời gian. Vua và các quan đi qua nhiều cánh rừng, vượt qua nhiều con sông, ngọn núi hướng về phía mặt trời. Nhưng họ càng đi càng thấy mặt trời xa hơn. Đi mãi đi mãi vẫn chỉ thấy chân trời ở phía xa, họ đã đi qua mùa xuân, đến mùa hạ, mát mẻ mùa thu, lạnh lẽo mùa đông… và cứ như vậy qua mấy thay đổi của 4 các thời tiết khác nhau. Cả đoàn người vẫn không thấy được thần mặt trời đang bỏ cuộc trở về.
Khi đi ngang qua một khu rừng nọ, họ dừng lại nghỉ chân bên một gốc đào cổ thụ. Bỗng thấy một bà già ngồi dưới gốc cây nhìn chằm chằm lên những bông hoa đào mà không để ý đến mọi người xung quanh. Nhà vua ngạc nhiên lại gần bà lão và hỏi:
– Tại sao bà ngồi đây?
– Tôi ngồi đây đợi chồng và con trai tôi trở về
– Bà ngồi đây đã bao lâu rồi?
– Tôi ngồi đây đã 3 mùa hoa đào nở?
– Thế 3 mùa hoa đào nở là bao lâu?
– Bà lão trả lời cứ mỗi lần hoa đào nở là trải qua 12 lần trăng mọc và trăng lặn.
Nhà vua nghe đến đây ông chợt như nhận ra điều gì, mắt ông sáng lên và nói với quân thần đi cùng “Ta đã tìm ra rồi, ta đã biết cách tính thời gian”
Mọi người ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì nhà vua ra lệnh lấy giấy bút để ông tính toán và viết lên cách tính thời gian. Sau khi xong, nhà vua giải thích cho mọi người hiểu như sau:
“Các ngươi thấy không chúng ta ra đi đã 36 mùa trăng tương ứng với bà lão này ngồi đây 3 lần hoa đào nở. Vậy nếu ta chọn ngày hoa đào nở để kết thúc một chù kỳ thì nó cũng trải qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông”
Động lòng vì tấm lòng của bà lão ngồi chờ người thân của mình. Nhà vua quyết định chọn 3 ngày hoa đào nở để làm lễ kết thúc năm cũ và đón chào năm mới. Ngày để mọi người trong gia đình sum họp. Dần dần Lịch m được hoàn thiện cho đến ngày nay 🌸
– Theo TS. Trịnh Xuân Đức –